Trong thời gian tới, Nhà Bè tập trung phát triển theo hướng đô thị bền vững, phù hợp với chủ trương phát triển các cụm khu đô thị thông minh của thành phố. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và kỹ thuật nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, chuẩn bị các yếu tố cơ bản khác để Nhà Bè trở thành một Quận của Thành phố (vào năm 2025).
Khi Nhà Bè được định hướng chuyển thành Quận, địa phương này sẽ phát huy các lợi thế để đóng góp vào sự phát triển chung của thành phố. Trong đó, các dự án bất động sản tiếp tục lộ trình đầu tư bài bản.
Khi từ huyện ngoại thành lên quận nội thành, cư dân sẽ được hưởng tất cả các cơ chế về chính sách của một quận. Đặc biệt phải kể đến là gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và kỹ thuật, các chính sách an sinh xã hội,…
Chất lượng cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện đáng kể khi Nhà Bè lên thành Quận
Việc quy hoạch và sử dụng quỹ đất cũng thay đổi, kéo theo sự biến chuyển tích cực đến cơ sở hạ tầng xã hội. Tổng mức đầu tư xã hội cho địa bàn cũng tăng bền vững.
– Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư mạnh
– Kinh tế và đời sống xã hội phát triển ở Nhà Bè nói riêng và cả thành phố nói chung
– Chất lượng cuộc sống của cư dân được nâng lên đáng kể (thu nhập tăng, nhu cầu mua sắm nhiều,…)
– Nâng cao giá trị bất động sản
– Đa dạng hệ thống bệnh viện và trường học
– Hạ tầng giao thông được kết nối đồng bộ
Huyện Nhà Bè đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án bất động sản thành một chuỗi các khu đô thị thông minh và hiện đại như:
– Khu đô thị Nhơn Đức – Phước Kiển (dự án khu đô thị thông minh ZEITGEIST): tạo điều kiện phát triển các dự án nhà ở nằm trên trục đường 15B (đoạn từ cầu Phú Xuân 2B đến cầu Cần Giờ).
– Các dự án địa ốc dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ: chính quyền khuyến khích giới đầu tư đến xây dựng các dự án nhà ở dọc trục hành lang từ đường Nguyễn Bình (ngay ngã giao đường Lê Văn Lương) đến đường Phạm Hùng, nối dài tại xã Phước Lộc. Tuyến đường này là một phần thuộc trục hành lang kinh tế, song song với quốc lộ 50 (kết nối TP.HCM với tỉnh Long An và Tiền Giang)
– Khu quy hoạch đô thị mới ở phía Bắc xã Phước Kiển (có quy mô khoảng 300ha): được định hướng kết nối phía Bắc huyện Nhà Bè qua quận 7.
Có lợi thế về hệ thống kênh rạch dày đặc và sông, đây là điều kiện tốt để phát triển các tuyến giao thông thủy. Người dân có thể đi đến bến Bạch Đằng, Cần Giờ và miền Tây Nam Bộ bằng đường thủy. Đầu tư các công trình đường thủy bằng cách khai thác các quỹ đất dọc các tuyến kênh sông và kết hợp với du lịch cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Đô thị ZEITGEIST – Điểm sáng mới cho khu vực Nhà Bè
Nhà Bè được định hướng sẽ là bến bãi cho logistic và sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ. Tiêu biểu như khu vực xã Long Thới tiếp giáp phía Nam đường cao tốc Bến Lức – Long Thành là nơi sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ. Phía Nam giáp với sông Soài Rạp hay phía Tây giáp với đường Nguyễn Hữu Thọ cũng là hai khu vực được quy hoạch trở thành nơi trung chuyển hàng hóa.
Với vị trí địa lý thuận lợi (tiếp giáp đường bộ, đường thủy,…), việc lưu thông hàng hóa từ Nhà Bè đến các khu vực tỉnh thuộc Đông và Tây Nam Bộ trở nên nhanh chóng.
Nhà Bè còn khá nhiều quỹ đất nông nghiệp và sạch nên việc quy hoạch thành các công viên văn hóa – du lịch trở nên thuận lợi.
Tại xã Long Thới, khu đất ở đây đang được quy hoạch trở thành khu công viên văn hóa – du lịch vì vị trí địa lý cực tốt (phía Nam giáp sông Rạch Dơi, phía Bắc giáp với đường Ngô Quang Thắm) để kết nối giao thông đường bộ và thủy cùng lúc. Chủ đầu tư có thể khai thác nhiều loại hình công viên có sự kết hợp đường thủy và bộ để phát triển du lịch.
Trong một khu đô thị thông minh, ngoài cây cối và công nghệ hiện đại thì cư dân còn cần đến trường học và bệnh viện. Nhà Bè được quy hoạch thành nhiều khu có trung tâm y tế kỹ thuật cao và khu đào tạo đại học.
Xem thêm:
>>> Khu Đô Thị Thông Minh Phía Nam TP.HCM
>>> Toàn Cảnh Khu Đô Thị Thông Minh “hot” Nhất Khu Nam
Cảm ơn bạn đã quan tâm dự án zeit RIVER COUNTY 1.